15 phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt

Published on 8 January 2023 at 13:10

Tết Nguyên Đán là khoảnh khắc để mọi người có thể sum vầy, thư giãn và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của một năm vừa qua. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm với vô vàn nghi thức văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc. Trong bài viết này, Thế Giới Nệm xin chia sẻ 15 phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt mà thế hệ trẻ nên biết để lưu giữ và tiếp tục phát huy. Hãy theo dõi ngay sau đây bạn nhé!

Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên trời trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc liên quan đến gia chủ. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp bếp núc, làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa 2 ông về trời. Đặc biệt trong nghi thức này không thể thiếu các vật dụng như mũ, áo giấy, tiền mã và cá chép vàng sẽ được thả để phóng sinh mang ý nghĩa tiễn đưa trọn vẹn. 

Ngoài ra, ông Táo còn là đại diện cho sự sung túc, ấm no và hạnh phúc của một gia đình qua các mâm cơm hàng ngày. 

Như vậy, cúng ông Công ông Táo chính là phong tục ngày Tết quan trọng, biểu tượng của sự bình an, hạnh phúc cho một gia đình với mong muốn năm mới  ngày càng thuận hòa và thịnh vượng.

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, mỗi gia đình thường quây quần gói bánh chưng, bánh tét trong dịp Tết đến xuân về vào các ngày 27, 28, 29 hàng năm.

Miền Nam thì đặc trưng là bánh tét, một loại bánh hình trụ, miền Bắc có bánh chưng hình vuông. Tuy hình dạng khác nhau nhưng nguyên liệu dường như giống nhau, gạo nếp là nguyên liệu chính của bánh và tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt. 

Truyền thống này có thể bắt nguồn từ thời Hùng Vương, cho đến tận bây giờ, nó là một nét đẹp văn hóa không thể thay đổi trong phong tục ngày Tết. Mỗi gia đình đều gói hàng chục chiếc bánh chưng để cúng tổ tiên, biếu bạn bè, họ hàng và dùng để ăn trong dịp lễ này. Khi gói bánh chưng, bánh tét là lúc để nhớ về nguồn cội, là lúc để mọi người xích lại gần nhau, kể chuyện năm cũ đã qua và mong cầu một năm mới thật vuông tròn, đầy đủ và sung túc.

Chơi hoa dịp Tết

Hoa là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình vào ngày Tết, nó tượng trưng cho niềm vui của không khí mùa xuân, hoa càng nở càng đẹp và thơm ngát thì Tết thêm tràn đầy. 

Loài hoa đặc trưng trong phong tục ngày Tết miền Bắc là hoa đào, còn ở miền Nam là hoa mai luôn rực sắc vàng. Ngoài ra, các gia đình còn chơi quất cảnh, một trong những loại cây tượng trưng cho năm mới thành công, may mắn, phát đạt và thịnh vượng. Hiện nay, người dân còn “chơi” thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên, … đây là các loài hoa được ưa thích và mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới. 

Bày mâm ngũ quả

Tết đến xuân về, mỗi gia đình sẽ sắm một mâm ngũ quả thật đẹp để cúng ông bà tổ tiên cũng như trưng bày để tăng thêm không khí ngày xuân. Thêm vào đó, mâm ngũ quả còn được xem là biểu tượng cho thành quả của người nông dân sau một năm lao động vất vả. Những sản phẩm kết tinh từ công sức và mồ hôi của người lao động tiết kiệm, chắt chiu thu hoạch để khi đến dịp mùa xuân nắng ấm, thời điểm tốt lành nhất mà thành kính dâng lên tạ ơn đất trời, ông bà tổ tiên. Qua đó, cũng thể hiện lòng mong cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, phú quý, đầy đủ và sung túc hơn.

Lau dọn nhà cửa

Các gia đình ở Việt Nam thường có phong tục ngày Tết là dọn dẹp, tẩy uế nhà cửa, đồ đạc trong những ngày cuối năm. Trước hết là để sắp xếp lại những điều chưa ưng ý và rũ bỏ những điều xui xẻo của năm cũ, sau đó là để chào đón một năm mới đong đầy và may mắn hơn.

Những vị trí được gia chủ chú ý khi lau dọn nhà cửa là bàn thờ, phòng khách, nhà bếp, sân vườn, … Đặc biệt, không thể bỏ qua không gian phòng ngủ, vì đây là nơi cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên, dễ gây tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Do vậy, cuối năm là thời điểm mà mọi người thường vệ sinh phòng ngủ và thay mới các vật dụng chăn ga gối nệm chất lượng hơn. Bạn có thể dùng các sản phẩm nệm cao su hoặc nệm cao su non tại Thegioinem.com để chăm sóc sức khỏe giấc ngủ một cách tốt nhất nhé!  

Thăm mộ tổ tiên

Hàng năm, từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình sẽ về thăm viếng, quét dọn mồ mả tổ tiên, thường mang theo hương hoa quả để cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết. Điều này thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng đối với bậc thiêng liêng và những người đã khuất. Đó cũng là phong tục ngày Tết tốt đẹp nói về truyền thống uống nước nhớ nguồn của tất cả người dân Việt Nam.

Cúng tất niên

Cúng tất niên thường là mâm cơm được chuẩn bị tươm tất vào chiều ngày 30 tháng Chạp để dâng lên ông bà tổ tiên. Sau đó, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cơm vừa ăn vừa nói chuyện và chào đón năm mới với những điều mới hạnh phúc hơn.

Đón giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao của năm cũ để bước sang năm mới, đây là khoảnh khắc quan trọng nhất khi đất trời giao hòa. Lễ giao thừa hay còn được coi là lễ trừ lịch sẽ diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa là gạt bỏ hết những điều tồi tệ của năm cũ để chào đón những điều tốt đẹp của năm mới.

Khi đó, các gia đình sẽ bày các loại bánh trái, hoa quả, ... ra ngoài trời để cúng, tỏ lòng thành kính tiễn biệt vị cai quản năm cũ và chào đón vị cai quản mới xuống trần gian để cầu xin những lời chúc phúc cho năm mới với mọi điều tốt đẹp nhất.

Hái lộc đầu xuân

Sau thời khắc chuyển giao năm cũ và đón chào năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đến các ngôi chùa, đình để thắp hương và hái lộc đầu xuân. Đây là nét phong tục ngày Tết đặc trưng của người Việt mang ý nghĩa thể hiện sự sum vầy và cùng với mục đích là cầu mong những điều may mắn, tài lộc sẽ đến với ngôi nhà và gia đình của mình vào những ngày đầu năm. 

Xông đất

Xông đất, xông nhà là phong tục ngày Tết và là truyền thống của người Việt Nam nhằm cầu may mắn cho gia đình.

Theo quan niệm truyền thống, sau giao thừa, người đầu tiên vào nhà chúc Tết là người xông đất. Chủ gia đình thường chọn một người hợp tuổi, công danh sự nghiệp tốt đẹp, gia đình hạnh phúc, ... với niềm tin là trong mùng 1 Tết nếu được người có vận khí tốt như thế đến nhà xông đất thì cả năm mọi việc suôn sẻ, vạn sự hanh thông và mọi thứ diễn ra tốt đẹp.

Xin chữ

Những năm gần đây nhiều bạn trẻ có sở thích xin chữ đầu năm và tục xin chữ này thường được thực hiện vào mùng 2 Tết. Ngoài xin chữ, người ta còn thích xin những câu thơ, câu đối Tết. Đây là một phong tục ngày Tết mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự tôn trọng chữ học, tri thức của người Việt. Đồng thời cũng để cầu may mắn, phú quý và trường thọ trong năm mới.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Dựng cây nêu là phong tục ngày Tết mang đậm nét truyền thống ở Việt Nam. Theo đó, một cây tre cao khoảng 5-6m cùng vàng mã, tấm vải diều, giải cờ vai tây, hình cá chép bằng giấy ... sẽ được đặt trên đỉnh cây tre và treo dựng lên vừa để mừng Tết đến, vừa để xua đuổi tà ma, xui xẻo. Cây nêu thường được dựng vào ngày Táo Quân về chầu trời (23 tháng Chạp) và được hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết.

Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt Nam thường có phong tục đi chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè và thầy cô vào ngày đầu năm mới. Bởi vậy dân gian thường có câu “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Vào dịp này, mọi người đều thật tâm dành cho nhau những câu chúc tốt đẹp nhất và đồng thời không quên trao tặng những phong bao lì xì may mắn.

Xuất hành

Vào ngày đầu tiên của năm mới, tức là mùng 1 tháng Giêng, người ta thường chọn hướng, giờ, phương tiện xuất hành với niềm tin là cầu mong khi bước sang một năm mới mọi sự tốt lành, cả năm gặp điều tốt lành, tránh được các vận xui hay tai ương. 

Đi lễ chùa đầu năm

Đi chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt trong phong tục ngày Tết. Đầu năm mọi người thường đi chùa để cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng, đồng thời để tỏ lòng thành kính  với Đức Phật, tổ tiên. 

Đi lễ chùa đầu năm cũng là cách để chúng ta có thể thanh tịnh hơn, rửa sạch đi quá khứ tội lỗi, hướng về những cái thiện và bắt đầu một năm mới an lành và hạnh phúc hơn. 

Kết luận

Nói tóm lại, phong tục ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, chúng không những mang những đặc sắc riêng biệt mà còn thể hiện được vô vàn ý nghĩa tốt đẹp. Vậy nên, mỗi thế hệ trẻ chúng ta cần phải ý thức gìn giữ và phát huy các phong tục ngày Tết giá trị này nhé!

Ngoài ra, nếu đang đang tất bật tìm kiếm cho gia đình các sản phẩm nệm để chăm sóc sức khỏe giấc ngủ vào dịp Tết này thì hãy đến với cửa hàng Thegioinem.com. Đây là hệ thống phân phối nệm chính hãng uy tín hàng đầu Việt Nam với đa dạng các sản phẩm chất lượng như nệm cao su Liên Á, nệm cao su Kim Cương, … Chắc chắn, bạn sẽ được những trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời nhất khi lựa chọn Thegioinem.com.

 

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Add comment

Comments

There are no comments yet.