Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc vô cùng phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về bệnh lý này, thậm chí nhiều người còn có cái nhìn sai lệch về những người mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Cũng chính vì thế mà rất nhiều các trường hợp bệnh trầm cảm cảm thấy cô đơn, xa lánh với xã hội nhiều hơn.
Một trong những biểu hiện của trầm cảm chính là mất ngủ. Nó không chỉ khiến bệnh nhân lo lắng, buồn rầu, bất an, còn khiến sức khỏe giảm sút, cơ thể kiệt quệ. Để giúp nhiều bệnh nhân trầm cảm phục hồi, Thế Giới Nệm sẽ gợi ý những cách để vượt qua chứng mất ngủ do trầm cảm, trả lại những đêm yên giấc.
Cách ngủ bù đúng khi bạn bị thiếu ngủ | Thegioinem.com
Mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ
Ngày nay, tình trạng mất ngủ kéo dài và chứng trầm cảm đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống đầy áp lực. Khoảng 15% người trưởng thành bị mất ngủ kéo dài (mất ngủ mãn tính), cũng rất nhiều người thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm. Những người gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 3 lần so với các đối tượng khác.
Mất ngủ và trầm cảm là bộ đôi song hành cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 15% người bị trầm cảm rơi vào tình trạng ngủ quá nhiều, trong khi 80% gặp khó khăn khi ngủ hoặc mất ngủ. Mất ngủ do trầm cảm không chỉ là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Nghĩa là trầm cảm không chỉ khiến cơ thể khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, song song với đó, mất ngủ cũng là nguyên nhân thúc đẩy trầm cảm phát triển nhanh hơn mà còn làm cho chứng trầm cảm tái phát và diễn biến khó lường hơn.
Ngoài ra, mất ngủ do trầm cảm, stress còn khiến cho người bệnh có nguy cơ mắc phải những bệnh lý như: Cao huyết áp, đau tim và đột quỵ, tiểu đường, suy giảm trí nhớ… nếu kéo dài chúng sẽ ảnh hưởng đến làn da và gây ra béo phì.
Mẹo chữa bệnh chảy nước miếng khi ngủ
Dấu hiệu cho thấy bạn đang đang bị mất ngủ do trầm cảm
Để vượt qua chứng trầm cảm và mất ngủ, việc đầu tiên là bạn phải chuẩn đoán để biết liệu những điều đang xảy ra với bạn có phải là triệu chứng của chúng hay không.
Các bệnh nhân mất ngủ do trầm cảm thường có biểu hiện như:
Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh lại nhiều lần trong đêm. Dễ gặp ác mộng, tinh thần hoảng loạn sau mỗi giấc ngủ, khiến họ dậy quá sớm và không thể nào chợp mắt lại nổi. Khi ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi, buồn bã, khóc lóc...
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có một vài dấu hiệu thể hiện mức độ trầm cảm của bản thân như:
- Cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, cảm thấy bất lực hoặc tội lỗi mà không cần lý do.
- Cảm thấy thất vọng về hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống và không thể đưa ra giải pháp gì giúp họ thoát ra khỏi suy nghĩ ấy.
- Cảm thấy thiếu năng lượng và mệt mỏi mọi lúc mọi nơi.
- Không còn thấy thích thú khi tham gia hoạt động mà đã từng khiến bản thân vui vẻ, như gặp gỡ bạn bè, theo đuổi sở thích hay dành thời gian riêng tư cho bản thân.
- Thói quen đi ngủ có sự thay đổi lớn, như việc mất ngủ, thức dậy vào sáng sớm hay ngủ quá nhiều.
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều mà không thể dừng lại.
- Cảm thấy ở một mình dễ dàng hơn là cố gắng giao tiếp với người khác.
- Liên tục nổi cáu mà không có lý do.
- Một số người còn ở mức độ rất nặng thường dẫn đến xu hướng muốn tự tử.
Thói quen xấu dẫn đến đột quỵ khi ngủ
7 cách để vượt qua chứng mất ngủ do trầm cảm
Trầm cảm đã đáng sợ, mất ngủ do trầm cảm cũng đáng sợ không kém. Giấc ngủ càng xấu, người bệnh càng không cảm thấy thoải mái cơ thể, đầu óc trở nên kém nhận thức, dẫn đến nhiều tình huống không đáng có. Vì thế, Thế Giới Nệm sẽ gợi ý cho bạn 7 cách để vượt qua chứng mất ngủ do trầm cảm, hy vọng có thể giúp bạn phấn chấn được tinh thần và hỗ trợ bạn trong quá trình chữa bệnh.
Hẹn giờ đi ngủ cố định
Việc thay đổi giờ ngủ liên tục sẽ phá vỡ nhịp sinh học cố định, khiến cơ thể càng thêm căng thẳng, thời gian để bắt đầu chìm vào giấc ngủ sẽ lâu hơn. Lên lịch đi ngủ và dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ban đầu sẽ khá khó khăn với những người mắc chứng trầm cảm, nhưng theo thời gian, cơ thể sẽ quen dần và người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc ngủ nghỉ điều độ.
Tạo một căn phòng ngủ thoải mái
Một cách để khắc phục chứng mất ngủ do trầm cảm là tạo một căn phòng ngủ thật thoải mái. Nhiều bệnh nhân mất ngủ cứ mãi đắm chìm vào sự sợ hãi, dằn vặt do không gian phòng u tối, khiến họ liên tưởng đến những thứ không hay.
Hãy thử dọn dẹp những thứ cản trở giấc ngủ. Tạo không gian phòng ngủ sáng sủa, sạch sẽ, ấm cúng. Sau đó, cố gắng để nhiệt độ phòng không quá lạnh hoặc quá nóng, để cơ thể cảm thấy thư thái hơn. Đừng quên giữ phòng ngủ yên tĩnh, có ánh sáng mờ sẽ giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giấc ngủ là không thể thiếu. Đôi khi, mất ngủ cũng có thể gây nên do bạn đã sử dụng các sản phẩm không phù hợp. Một chiếc nệm lò xo, nệm cao su đến từ các thương hiệu uy tín sẽ góp phần rất lớn vào việc cải thiện giấc ngủ của bạn đấy!
Tắm nước nóng
Theo giải thích của các chuyên gia thì việc tắm nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ bắp, đầu óc thoải mái sau một ngày dài. Việc tắm nước nóng, kèm theo tinh dầu hoặc những mùi hương dễ chịu sẽ giúp bản thân cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng và có thể ngủ ngon, chất lượng hơn.
Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
Mạng xã hội luôn chứa nhiều thông tin tiêu cực. Việc tiếp xúc với quá nhiều tin tiêu cực, tin rác, tin không hay trước khi đi ngủ sẽ khiến bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất ngủ do trầm cảm.
Không những thế, tiếp tục sử dụng điện thoại hay TV trước khi đi ngủ thì dễ có nguy cơ làm tổn hại đến võng mạc, làm tăng nguy cơ mất ngủ, và ảnh hưởng đến não của chúng ta. Vì vậy, hãy tạo thói quen ngưng dùng điện thoại, TV, laptop … mỗi khi chuẩn bị đi ngủ để có những đêm sâu và ngon giấc.
7 thói quen tốt để sở hữu cột sống khỏe.
Thư giãn trước khi đi ngủ
Cách khắc phục chứng mất ngủ vào ban đêm là thư giãn. Thư giãn trước khi đi ngủ mang lại cảm giác yên bình và thoải mái. Nhờ đó, chúng ta có thể ngủ ngon vào ban đêm.
Chúng ta có thể thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện một số hoạt động tĩnh tâm khác như tập yoga, ngồi thiền.
Làm quen với lối sống lành mạnh
Khó ngủ bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh. Thế nhưng, các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm vốn dĩ có cuộc sống vô cùng tiêu cực.
Bạn không thể trị chứng mất ngủ khi mà không giải quyết căn nguyên của nó là chứng trầm cảm. Hãy bắt đầu nhẹ nhàng bằng cách ăn những thực phẩm lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa và carbohydrate phức tạp trước khi đi ngủ.
Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, việc ăn nó cũng sẽ khiến chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái buồn ngủ.
8 phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả
Thói quen tập thể dục
Không kém phần quan trọng, tập thể dục thường xuyên có thể giúp khắc phục chứng mất ngủ mà chúng ta đang gặp phải. Việc tập thể dục giúp giảm căng thẳng. Không chỉ giúp điều hòa nhịp tim, điều hòa cơ thể, còn tác động rất lớn đến nguồn năng lượng ẩn chứa sâu trong cơ thế.
Tập thể dục khiến cơ thể mất nhiều năng lượng, đòi hỏi chúng ta phải ngủ thật sâu để có thể bù đắp lại những gì đã mất. Ngoài ra, nó khiến tinh thần thoải mái và hỗ trợ quá trình vượt qua chứng trầm cảm.
Dễ dàng đắm chìm trong giấc mơ hơn với những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ chính hãng
Lưu ý
- Nếu chúng ta vẫn mất ngủ sau khi thực hiện một số cách trên thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Trầm cảm khá đáng sợ vì nó không chỉ nằm ở mất ngủ thông thường, nó còn ảnh hướng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục và vượt qua chứng mất ngủ do trầm cảm, 7 tips trên sẽ hỗ trợ rất tốt đấy.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử sử dụng các sản phẩm có thể chăm sóc cơ thể bạn tối ưu đến từ những thương hiệu lớn như nệm Vạn Thành, nệm Kim Cương hoặc sử dụng những loại thực phẩm chức năng có lợi cho giấc ngủ như melatonin, Vitamin B1 dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn có thể nhanh chóng vượt qua được chứng mất ngủ do trầm cảm và tìm được cho những những giấc bình yên.
—----------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: www.thegioinem.com
Hotline: 0906 677 325 - 0909 060 325
Add comment
Comments