Hội chứng chân không yên (RLS) là gì? | Thegioinem.com

Published on 5 May 2022 at 14:12

Hội chứng chân không yên là bệnh rối loạn vận động thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe giấc ngủ, khiến người bệnh thiếu ngủ, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Cùng Thegioinem.com tìm hiểu về hội chứng chân không yên (RLS) qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (tên tiếng Anh là Restless legs syndrome - RLS), hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/WED). Đây là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt khi đang ngồi hay nằm, nó thôi thúc người bệnh phải đứng lên và di chuyển liên tục. 

Hội chứng chân không yên ( RLS) thường xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm trong khi cơ thể đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ban ngày và khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Theo thống kê trên thế giới, khoảng 10% dân số mắc phải hội chứng chân không yên (RLS) tại một khoảng thời gian trong đời, thường gặp hơn ở nữ giới trung niên hoặc cao tuổi. Người càng lớn tuổi mắc hội chứng này thì triệu chứng càng nặng và kéo dài hơn.

Hầu hết những người bệnh mắc hội chứng chân không yên (RLS) ở tình trạng nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây rối loạn quá lớn tới cuộc sống. Song vẫn có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng, gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe, kèm theo tình trạng lo lắng, trầm cảm. Nguy hiểm hơn, hội chứng có thể lây sang các bộ phận khác trên cơ thể như cánh tay, gây bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày.

Triệu chứng của chân không yên

Những người mắc hội chứng chân không yên (RLS) có cảm giác khó chịu ở chân (và đôi khi là cánh tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể). Để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngày này, họ phải thôi thúc cơ thể vận động, đi lại. Tình trạng này gây ra cảm giác “châm chích” hoặc “cảm giác côn trùng bò lổm ngổm” ở chân. Các cảm giác thường tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm hoặc ngồi.

Hội chứng chân không yên (RLS) được thể hiện qua:

Chuột rút, giật cơ, nóng ran chân tay, cảm giác như bị gặm nhấm, đau nhức, tê bì, căng chân.

Đặc điểm nhận biết bao gồm:

  • Muốn cử động: Khi ngồi dậy hoặc cử động, cảm giác của hội chứng chân không yên sẽ giảm. Việc lắc nhẹ chân, cẳng chân, bước trên sàn nhà, đi bộ hoặc tập luyện sẽ giúp người bệnh chống lại cảm giác khó chịu.
  • Khởi phát khi không hoạt động: triệu chứng bệnh dễ khởi phát sau khi ngồi hoặc nằm lâu như: nằm ngủ, ngồi trong xe ô tô, rạp chiếu phim, máy bay,…
  • Cảm giác nặng hơn vào buổi tối: Hội chứng chân không yên (RLS) sẽ biểu hiện rõ nét nhất và buổi tối.

Nguyên nhân của hội chứng chân không yên

Các nhà khoa học cho rằng hội chứng chân không yên (RLS) là do sự mất cân bằng của các chất dopamine não - chất gửi tín hiệu điều khiển chuyển động cơ bắp. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng này bao gồm:

  • Di truyền: khoảng ½ những người mắc hội chứng chân không yên (RLS) là có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này. Sự khiếm khuyết gen trên các nhiễm sắc thể có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này.
  • Mang thai: Những người tuổi trung niên và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này nhất. Thai kỳ hoặc sự thay đổi hormone có thể tạm thời làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đặc biệt phụ nữ khi mang thai lần đầu, phụ nữ mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba dễ gặp phải tình trạng này hơn. Tuy nhiên những triệu chứng thường sẽ biến mất sau sinh.
  • Thiếu sắt: ngay cả khi không bị thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt vẫn có thể gây ra hoặc làm nặng thêm hội chứng chân không yên. Nếu bạn có tiền căn xuất huyết dạ dày ruột, suy thận, bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh hoặc hiến máu nhiều lần thì rất có thể bạn có thể bị thiếu sắt.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Một số bệnh nhân của hội chứng chân không yên là do tổn thương thần kinh ở chân và tay hay đôi khi là do các bệnh mãn tính như tiểu đường và nghiện rượu khiến các bộ phận nhưng chân không thể hoạt động chính xác.

Phòng chống và điều trị hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (RLS) có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Cắt giảm rượu bia, chất kích thích: loại bỏ chất kích thích này sẽ giúp não bộ và các cơ quan khác hoạt động trơn tru hơn, đồng thời cũng giúp bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Đi bộ, tập thể dục, các bài tập duỗi chân nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu ở chân giúp người bệnh dễ chịu hơn. 
  • Hít thở sâu: đây là cách để giảm đi các căng thẳng giúp bạn tránh được chứng chân không yên.

Tìm hiểu các biện pháp thư giãn

  • Chẳng hạn như tập yoga và phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học là phương pháp dạy bạn cách kiểm soát những đáp ứng không tỉnh táo.
  • Thử các phương pháp làm giảm tạm thời cảm giác bồn chồn không yên ở chân như đi lại hoặc duỗi chân ra, tắm bồn nước nóng hoặc nước ấm, sử dụng thuốc an thần, thuốc do bác sĩ kê đơn.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn hàng ngày như: Thịt gia cầm, đậu lăng, thịt đỏ, rau dền… 
  • Sử dụng một số dược liệu như bột nhục đậu khấu, cây nữ lang với công dụng an thần, chống co thắt và hỗ trợ giấc ngủ, làm hội chứng chân không yên và giảm buồn ngủ vào ban ngày

Massage

Massage chân với hỗn hợp gồm cúc la mã, hoa oải hương và một chút dầu hạt nho hoặc dầu hạnh nhân khoảng 45 phút với tần suất 2 lần/tuần đã được chứng minh giúp cải thiện các triệu chứng ngứa râm ran và mất ngủ ở người mắc hội chứng chân không yên (RLS). Các kỹ thuật massage chân như: Xoa bóp mô sâu, xoa bóp thể thao, myofascial trị liệu đều là những kỹ thuật tốt cho người mắc hội chứng chân không yên.

Ngoài ra, để cơ thể được nâng đỡ trọn vẹn, giảm áp lực lên đôi chân, giúp cẳng chân được thư giản nhất, bạn cũng có thể tìm đến những sản phẩm chăm sóc, nâng đỡ đôi chân vào ban đêm, đặc biệt là khi ngủ như nệm cao sunệm cao su Kim Cương.

Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn hội chứng chân không yên (RLS), các phương pháp điều trị hiện tại có thể giúp kiểm soát tình trạng, giảm triệu chứng và cải thiện giấc ngủ. Thuốc phải được sử dụng dưới sự kê toa và kiểm soát của bác sĩ để giảm thiểu các tác dụng phụ.

Add comment

Comments

There are no comments yet.

Create Your Own Website With JouwWeb