Mất ngủ tạm thời - nguyên nhân là do đâu?

Published on 7 May 2022 at 09:06

Tình trạng mất ngủ tạm thời không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà giới trẻ cũng thường xuyên gặp phải vấn đề này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tạm thời, cùng Thegioinem.com tìm hiểu để tham khảo cách giải quyết để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhé.

Phân biệt giữa mất ngủ tạm thời và mất ngủ mãn tính

Mất ngủ là thuật ngữ y tế đề cập đến các tình trạng như khó chìm vào giấc ngủ, thường xuyên nằm mơ, hay tỉnh giấc giữa đêm, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. Hơn nữa, cơ thể còn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy.

Tình trạng mất ngủ, ngủ thiếu giấc vào ban đêm thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Điển hình như khó tập trung, tinh thần bất ổn, tâm trạng cáu gắt, dễ kích thích, buồn ngủ… 

Thông thường mất ngủ được chia ra hai loại: Mất ngủ tạm thời và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ tạm thời được định nghĩa là mất ngủ kéo dài dưới hai tuần. Nguyên nhân thường là những stress do hoàn cảnh như thi cử bệnh nhân phải chịu đựng sự đổ vỡ hay một cú sốc tinh thần nào đó gây nên mất ngủ trong một thời gian ngắn.

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ đặc biệt khó ngủ vào ban đêm hoặc thức dậy sớm và không ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Một số nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính có thể kể đến bao gồm các rối loạn về hành vi tâm thần, do môi trường, mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, xương khớp....

Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ tạm thời

Trên thực tế, mất ngủ là một dạng rối loạn thần kinh liên quan tới rất nhiều nguyên nhân. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những người trung niên và người cao tuổi do quá trình sản sinh hormone melatonin (hormone gây buồn ngủ) giảm dần theo thời gian.

Nhưng hiện nay, bệnh mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa. Số liệu thống kê cho thấy, có đến khoảng 25% trường hợp mất ngủ gặp phải ở những người trong độ tuổi từ 18 – 30 tuổi. Tình trạng mất ngủ ở người trẻ thường không kéo dài mà chỉ xảy ra ở một vài thời điểm cụ thể - còn được gọi là mất ngủ tạm thời. 

Nguyên nhân có thể bao gồm: 

Mất ngủ do thay đổi môi trường

Việc thay đổi đột ngột môi trường ngủ, khiến nhiều người rơi vào cảnh mất ngủ tạm thời. Nguyên nhân là do bạn chưa kịp làm quen với âm thanh, ánh sáng và cả mùi hương ở nơi mới, khiến não không đưa ra tín hiệu nghỉ ngơi cho cơ thể và dẫn đến mất ngủ.

Áp lực công việc/học tập/cuộc sống

Các sự kiện bất ngờ trong cuộc sống hoặc tổn thương tinh thần - chẳng hạn như cái chết hoặc bệnh tật của người thân, ly dị hoặc mất việc - sẽ dễ khiến người ta căng thẳng, stress, trầm cảm và cũng là nguyên nhân gây mất ngủ tạm thời.

Thời lượng sử dụng thiết bị công nghệ quá lớn

Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại trước giờ đi ngủ. Thậm chí, họ có thể thức nguyên đêm chỉ để lướt xem facebook, tiktok… Nhưng đừng quên rằng, sóng điện thoại và máy tính có thể gây hại cho hệ thần kinh, mỏi mắt, nhức mắt và dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.

Ăn uống không lành mạnh

Rất nhiều người thường duy trì thói quen ăn khuya hoặc ăn bất cứ khi nào có cảm giác thèm ăn. Việc ăn khuya và ăn quá no khiến cho hệ tiêu hóa phải tăng cường làm việc từ đó dẫn tới khó chịu ở vùng bụng và mất ngủ.

Sử dụng chất kích thích

Trà, cà phê, rượu bia dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng chính những thứ được bạn yêu thích và thường xuyên sử dụng này sẽ là nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, đồng thời cũng khiến bạn bị mất ngủ tạm thời.

Không gian phòng ngủ không thoải mái

Không gian phòng ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Phòng ngủ bí bách, không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến ngột ngạt và gây khó ngủ.

Ngoài ra, chăn ga gối nệm cũng ảnh hưởng không ít đến trải nghiệm giấc ngủ. Một số sản phẩm kém chất lượng sẽ khiến bạn hầm nóng, đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, mọi người nên sử dụng những sản phẩm nệm cao su đến từ những thương hiệu nổi tiếng như nệm cao su Vạn Thànhnệm cao su Liên Ánệm cao su Kim Cương để hạn chế được tình trạng mất ngủ tạm thời.

Biểu hiện của những người mất ngủ tạm thời

Mất ngủ tạm thời không chỉ được thể hiện ở khía cạnh người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm, mà nó còn được thể hiện qua:

Các triệu chứng mất ngủ có thể bao gồm:

  • Không cảm thấy thư giãn sau một đêm ngủ
  • Mệt mỏi vào ban ngày 
  • Thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Trầm cảm hoặc quá lo lắng
  • Cơ thể xanh xao, suy nhược
  • Khó chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Suy giảm trí nhớ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi ngủ các mạch máu giãn ra, các chất dinh dưỡng, oxy được bổ sung, đồng thời loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Vì thế, cần phải điều trị ngay chứng mất ngủ tạm thời trước khi nó chuyển sang mãn tình.

Điều trị chứng mất ngủ tạm thời

Mất ngủ tạm thời tuy không đáng sợ nhưng nếu không điều trị kịp thời, nó cũng sẽ để lại nhiều hậu quả to lớn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần. Để loại bỏ hiện tượng mất ngủ tạm thời, mọi người cần:

  • Đầu tiên cần xác định nguyên nhân gây mất ngủ: Xác định nguyên nhân gây mất ngủ chủ quan như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi xác định được nguyên nhân, người bệnh có thể tự trị mất ngủ được mà không cần dùng thuốc.
  • Tạo không gian ngủ thông thoáng: Để tạo tâm trạng thư thái, dễ dàng đi vào giấc ngủ, bạn cần đặt giường ở nơi thoáng mát, tránh tiếng ồn, sử dụng thêm những tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương và cả tinh dầu thiên nhiên để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)… giúp điều hòa giấc ngủ. Cùng với đó là việc ăn đầy đủ các chất và có định lượng rõ ràng.
  • Chế độ tập luyện: Một số những bài tập dưỡng sinh, các động tác yoga nhẹ nhàng kết hợp với xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt có thể sẽ giúp ích cho bạn loại bỏ đi chứng mất ngủ.

Ngoài ra, để cải thiện chất lượng giấc ngủ, tìm lại những đêm yên giấc, bạn cũng cần lưu ý không ngủ ngày quá nhiều, tránh xa những thiết bị điện tử, nói không với những thực phẩm chứa nhiều caffein như trà, cà phê. Cùng thực hiện những gợi ý trên cùng với Thế Giới Nệm để dễ dàng chìm vào giấc mơ mỗi đêm.

Add comment

Comments

There are no comments yet.