5 cách đánh bay nghẹt mũi để có giấc ngủ ngon

Published on 11 May 2022 at 09:47

Nghẹt mũi thường bị nặng hơn vào ban đêm, nguyên nhân là do đâu, và làm cách nào đánh bay các triệu chứng nghẹt mũi để có giấc ngủ ngon hơn? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Nệm.

1. Tại sao thường bị nghẹt mũi về đêm?

Nguyên do là khi ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu sẽ tăng lên kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Để thích nghi với điều này, các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên, mũi sưng và có thể đau hơn. Các nguyên nhân gây nghẹt mũi về đêm thường gặp như:

  • Bị cảm lạnh hay cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, có thể kèm theo biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi người.
  • Dị ứng: Có rất nhiều bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, mũi thường bị dị ứng với các loại phấn hoa, các loại sản phẩm có hương liệu như nước hoa, xà phòng,... hay bị dị ứng với bụi bẩn cũng thường bị nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Viêm xoang: Khi xoang mũi bị xâm nhập bởi virus và vi khuẩn gây nên tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mũi, cản trở sự lưu thông của đường thở, gây nghẹt mũi kéo dài.

Ngoài ra, có một số bệnh lý khác ở vùng mũi cũng có thể gây nên tình trạng tắc nghẹt mũi như polyp mũi, lệch vách ngăn, viêm mũi dị ứng,...

2. Các vấn đề gặp phải khi bị nghẹt mũi về đêm.

Nghẹt mũi khiến bạn không thể thở được bằng mũi, phải hô hấp bằng miệng, dẫn đến khô họng, đau rát họng khi ngủ dậy. Nghẹt mũi về đêm còn dễ dẫn đến các triệu chứng đi kèm như đau nửa đầu, thân nhiệt tăng cao,... khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

3. 05 cách đánh bay nghẹt mũi để có giấc ngủ ngon

- Sử dụng hơi nước ấm: Hơi nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất cho việc giải tỏa các cơn nghẹt mũi và cũng giúp làm loãng dịch nhầy từ mũi. Hãy đun sôi một nồi nước nóng nhỏ đợi đến khi sôi, tắt bếp và đặt trên nền nhà. Trùm chăn phần đầu và từ từ hít thở hơi nóng tỏa ra. Nhớ là chỉ mở nắp nồi từ từ để tránh bị bỏng do hơi nước.

Ngoài ra, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm vào nước nóng rồi hít ngửi hơi nước bốc lên. Hơi nước nóng kết hợp với hương thơm của tinh dầu sẽ nhanh chóng giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

- Ăn tỏi: Tỏi có chứa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, giúp giảm nhanh nghẹt mũi.

- Uống trà chanh gừng mật ong: Chanh rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, gừng giúp làm ấm cơ thể, kháng khuẩn mạnh, mật ong giúp chống oxy hóa và tạo vị ngọt tự nhiên cho trà. Khi bị cảm lạnh, cúm, nghẹt mũi, bạn nên uống ngay một cốc trà chanh gừng và mật ong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm có thể làm cho mũi bị tắc dễ chịu hơn vì nó bổ sung độ ẩm cho không khí. Điều này sẽ giúp làm dịu các mô mũi và chất nhầy của mũi. Đồng thời khiến dịch nhầy trong mũi loãng ra và dễ đẩy ra ngoài hơn. Nên đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào buổi tối nếu bạn đang cảm thấy mũi mình có dấu hiệu nghẹt. Ngoài ra, vào những ngày hanh khô thì việc đặt thiết bị này cũng được cho là cần thiết giúp ngăn ngừa kích ứng niêm mạc đường hô hấp.

- Điều chỉnh tư thế ngủ: Giữ đầu của bạn cao lên trong khi ngủ sẽ khuyến khích chất nhầy chảy ra từ mũi, đồng thời giúp làm giảm một số áp lực ra khỏi đầu. Đơn giản chỉ cần thêm một hay hai chiếc gối kê đầu để thực hiện điều này. 

Ngoài ra, một chiếc nệm êm ái cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn ở nhiều tư thế nằm, giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn & quên đi chứng nghẹt mũi.

- Rửa mũi bằng dung dịch nước muối: Giúp hóa lỏng chất nhầy. Đồng thời, khi làm như vậy có thể giúp làm dịu niêm mạc mũi bị tắc.

Để thực hiện điều này, cần cho nửa muỗng cà phê muối hòa với với hai cốc nước. Dùng một ống tiêm nhỏ để xả dung dịch này qua mũi. Hoặc bạn có thể mua nước muối sinh lý từ tiệm thuốc để về vệ sinh mũi.

3. Phòng tránh nghẹt mũi

Để phòng tránh nghẹt mũi có rất nhiều cách nhưng quan trọng nhất mỗi người cần tập luyện, sinh hoạt và xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, sự trao đổi chất sẽ được thúc đẩy nhanh hơn và cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể. Nếu kiên trì tập các bài thở yoga lâu dài sẽ mang lại tác động lớn trong việc cải thiện hệ hô hấp của mỗi người. Khi và hơi thở là năng lượng trong các bài tập yoga, hơi thở càng sâu sẽ tích được càng nhiều năng lượng để làm việc, hơi thở nông sẽ rất dễ bị mệt.

  • Hạn chế cho thú cưng vào phòng ngủ

Lông thú cưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng ngủ, nguyên nhân gây tình trạng dị ứng hay tắc nghẽn, sổ mũi, hắt hơi.

  • Thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể

Khi bị nghẹt mũi sẽ phải thở bằng miệng gây khô rát, tổn thương niêm mạc họng do đó cần uống đủ nước trong ngày để ngăn ngừa tình trạng trên.

  • Hạn chế xì mũi và bịt khẩu trang khi ra ngoài

Niêm mạc mũi sẽ bị tổn thương và tiết dịch nhiều hơn nếu xì mũi quá nhiều lần hoặc xì quá mạnh.Cách tốt nhất là nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy trước sau đó mới xì nhẹ để đẩy dịch mũi ra.

Khi đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, khói thuốc và vi khuẩn không thể xâm nhập vào trong mũi gây nghẹt mũi.

  • Xông hơi mặt vào buổi tối

Hơi nước ấm sẽ làm lỏng chất nhầy trong đường mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Khi bị nghẹt mũi, hãy tắm nước nóng, hoặc sử dụng máy xông hơi đều rất tốt.

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ

Hằng ngày, mũi chúng ta sẽ hít thở phải nhiều bụi bẩn nên buổi tối khi về nhà hãy xịt mũi bằng nước muối loãng để làm sạch mũi.

  • Vệ sinh giường ngủ:

Thường xuyên vệ sinh sạch chăn ga gối nệm nơi bạn ngủ. Hạn chế được tình trạng hít phải bụi bẩn tích tụ trên nệm trong khi ngủ. Hiện nay trên thị trường có các loại nệm có tính năng kháng khuẩn, không có mạt bụi nệm, không gây hại cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo tại Thegioinem.com.

Hy vọng với các lời khuyên trên, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nghẹt mũi và các cách phòng tránh cũng như khắc phục để có giấc ngủ ngon hơn.

Add comment

Comments

There are no comments yet.